- Nhằm tránh các sai sót gây mất điểm khi các thầy cô đọc báo cáo, cũng như tránh việc phải chỉnh sửa mất thời gian không đáng có.
- Thể hiện tính nghiêm túc trong viết báo cáo khoa học
MỞ ĐẦU
Đây là phần đầu tiên, nêu lên thông tin chung liên quan tới vấn đề nghiên cứu, thực hiện đề tài, lý do tại sao phải tiến hành nghiên cứu này.Phần này có thể trình bày theo dàn ý sau đây (có thể không cần đánh số mục).
Ví dụ cho phần mở đầu của báo cáo, có các mục:
Chương 1
HÌNH THỨC
1.1. Bìa
1.1.1. Bìa ngoài (chỉ cần làm bìa thường)
1.1.2. Tờ kế bìa (trên giấy thường)
(xem mẫu bìa)1.2. Nội dung
Theo thứ tự Mục lục, Mở đầu, Chương, mục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục1.2.1 Lời cảm ơn: Cần ngắn gọn, đúng mực. Cuối Lời cám ơn ghi ngày tháng và tên người viết.
1.2.2. Nhận xét của Hội đồng (xem mẫu)
1.2.3. Mục lục
Mục lục gồm có:Mục lục (của báo cáo)
Danh mục bảng biểu – đánh số theo chương
Chương 1 thì bảng 1 bắt đầu bằng Bảng 1.1.
Danh mục hình ảnh, đồ thị (xem như hình) – đánh số theo chương như bảng,
Danh mục viết tắt (nếu có) theo thú tự a, b, c …, nếu có tiếng Anh thì phải tách riêng như sau
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Xem thêm chi tiết theo mẫu trang mục lục (Mau_trangmucluc.pdf)
1.2.4. Nội dung chi tiết của báo cáo
Mỗi phần nội dung, Chương phải bắt đầu bằng trang mới.Bắt đầu một mục hoặc tiểu mục không được bắt đầu ở một, hai dòng cuối trang, nếu có phải xuống dòng để mục đó bắt đầu ở dòng đầu trang kế tiếp.
Tham khảo MỤC LỤC có số chương của báo cáo, là các nội dung chính. Nội dung này có thể thay đổi.
1.2.5. Tài liệu tham khảo
xem hướng dẫn cách lập tài liệu tham khảo (cachghitrichdan.pdf)1.2.6. Phụ lục
Nếu có, không đánh số trang tiếp mà sẽ đánh số lại như một phần riêng1.3. Đánh số trang
Đánh số trang nội dung chính, bắt đầu ở mục Mở đầu cho tới hết TLTK: theo số thứ tự 1, 2, 3…Đánh số các phần khác: trước Mở đầu: i, ii, iii, iv,…sau TLTK (phụ lục) : có thể không đánh số trang
Chương 2
CÁCH TRÌNH BÀY
Dàn bài tổng quát xem tập tin danbaitongquat.pdf2.1. Chương, Mục
- Cần có sự tương ứng giữa tên Chương, mục và độ dài của chương mục.- Theo thứ tự: CHƯƠNG - MỤC - TIỂU MỤC
- Tiêu đề CHƯƠNG cần bắt đầu từ một trang mới
- Tiêu đề MỤC cần chừa một dòng trống đầu mục
- Nội dung báo cáo và cách đánh số chương, mục
Chương 1, 2, 3: ….
Mục: 1.1, 1.2…2.1,2.2… : mục cấp 1
Tiểu mục: 1.1.1, 1.1.2, … : mục cấp 2
Tiểu mục: 1.1.1.1, 1.1.1.2,.. : mục cấp 3. Hạn chế đến mức này
Không sử dụng dấu hai chấm “ : ” cho các mục, tiểu mục.
Sử dụng in đậm bold cho:
2.2. Cách ghi tên, số thứ tự cho bảng, hình trong báo cáo
2.2.1. BảngTên bảng luôn ở đầu bảng, nội dung và cách ghi nguồn tài liệu xem bảng 2.1. Nội dung của một đoạn văn viết về số liệu được minh hoạ bằng bảng. Nội dung dung bảng có thể là số liệu hoặc các nội dung nào đó (bảng 2.1 minh hoạ cho đoạn văn này).
Bảng 2.1 Tên bảng ở đây
Bảng 2.1 là bảng 1 của chương 2
|
Bảng số liệu hoặc bảng mô tả
|
Ghi chú
|
Tên bảng nằm ở đầu bảng
| ||
Nguồn: Nếu có, ghi tương tự như tài liệu tham khảo, nếu từ nhiều nguồn phải ghi rõ loại số liệu nào từ nguồn nào.
Bảng phải nằm trọn trong một trang, trừ trường bảng lớn quá phải có ở nhiều trang.
Hình vẽ, hình chụp, sơ đồ, biểu đồ
Tên hình, luôn ở cuối hình. Hình luôn phải được gắn với nội dung một đoạn viết nào đó, như trường hợp này hình 2.1 minh hoạ cho đoạn văn này.
2.1 Tên hình ở đây
(Nguồn: nếu có)Chương 3
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo là một nguồn thông tin quan trọng của các nghiên cứu. Việc sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn đúng hoặc sai sẽ dẫn đến việc đánh giá công trình nghiên cứu, hoặc bài viết có nghiêm túc hay không, hoặc thậm chí có thể bị đánh giá là Đạo văn, kết quả nghiên cứu sẽ không có giá trị học thuật nào.3.1. Cách dẫn tài liệu
Cách viết trích dẫn tài liệu tham khảo, đọc hướng dẫn chi tiết trong tập tin “cachghitrichdan.pdf” do Thư viện Trung tâm ĐHQG TPHCM thu thập theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục đào tạo, được đặt trong trang web của khoa Địa lý, mục Sinh Viên > Khoá luận-Đồ án-NCKH.Trong nội dung này, có nhiều cách ghi trích dẫn, như trích dẫn nguyên văn, trích dẫn ý.
3.1.1 Dẫn lời (trích và dẫn): khi sử dụng nguyên văn câu trong tư liệu- Để đoạn trích trong ngoặc kép (“…”), dẫn nguồn ở trước hoặc sau đoạn trích. Ví dụ: Về Sĩ Nhiếp, Đại Việt sử ký toàn thư do các sử thần triều Lê là Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên sọan thảo có viết: “Ở ngôi 40 năm, thọ 90 tuổi. Vương là người khoan hậu khiêm tốn, lòng người yêu quý, giữ vẹn đất Việt…”. [Ngoại Kỷ Tòan Thư Q.2, tờ 1A].
- Có thể nhấn mạnh (hạn chế sử dụng) bằng in nghiêng, in đậm, in đậm nghiêng
3.1.2. Dẫn ý
Khi cần nói gọn lại, nói rõ hơn thì viết lại theo ý của mình rồi dẫn nguồn. Là cách tóm tắt ý, nhưng nội dung vẫn không thay đổi. Ví dụ:Biến đổi khí hậu bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố tương tác qua lại như băng ở vùng cực tan chảy nhiều hơn, chu trình cacbon bị xáo trộn, lượng khí nhà kính thay đổi, thay đổi sử dụng đất và thực phủ, chu trình nước (Habiban và nnk., 2002). Nói cách khác BĐKH liên quan đến các thay đổi nội tại bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tương tác giữa các thành phần của hệ thống, hoặc do các thay đổi bên ngoài (John và nnk., 1997)
3.2. Cách dẫn tài liệu tham khảo
Có nhiều cách dẫn tài liệu tham khảo, theo các hệ thống khác nhau. Phần này trình bày sơ lược các cách viết trích dẫn và cách ghi nguồn tài liệu tham khảo.Người viết thường hay sử dụng ý, nội dung hoặc thậm chí nguyên văn của các nghiên cứu có trước nhưng không ghi nguồn hoặc không cách biết ghi nguồn đều bị xem là đạo văn, vi phạm đạo đức trong nghiên cứu (và cả vấn đề bản quyền - copyright). Do vậy để tránh các sai sót trên, sinh viên cần tuân theo các qui định và hướng dẫn khi sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn vào bài viết của mình.
Sinh viên nên sử dụng hướng dẫn theo mục 3.2.1, là cách ghi trích dẫn gần với hướng dẫn của Bộ GD và ĐT.
3.2.1. Ghi tài liệu tham khảo theo tên và năm xuất bản
Hai thông tin quan trọng về nguồn tài liệu tham khảo khi trích dẫn (nguyên văn hoặc ý) được người đọc quan tâm là :- Ai (hoặc những ai) là người nêu lên vấn đề này, => tác giả
- Khi nào, có phải là người đầu tiên hay không, => năm công bố
Theo Tên tác giả, năm xuất bản hoặc năm công bố. Để trong dấu ngoặc vuông […], [tên tác giả, năm xuất bản, trang]
hoặc ngoặc tròn (…): (tên tác giả, năm xuất bản, trang)
Sinh viên nên sử dụng loại này, là cách ghi trích dẫn gần với hướng dẫn của Bộ GD và ĐT.
Ví dụ sau đây là từ tạp chí khoa học
3.2.2.2. Ghi số thứ tự của tư liệu
Số thứ tự trong danh mục “Tài liệu tham khảo”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng cách viết này.Một số các tạp chí khoa học quốc tế cũng sử dụng cách này.
Cách ghi trích dẫn này thường sử dụng trong trường hợp các công trình nghiên cứu, phần tổng quan có nhiều TLTK, trong khi số trang viết bị giới hạn, do vậy cách sử dụng này nhằm tiết kiệm không gian, dành nhiều cho nội dung bài viết
3.3. Danh mục “Tài liệu tham khảo”
- Danh mục này được đặt ngay sau phần nội dung chính của báo cáo (trước phụ lục, nếu có- Chỉ ghi những tài liệu đã tham khảo trong báo cáo.
- không được chép lại từ những báo cáo trước nếu không đọc trực tiếp
- Theo thứ tự: theo file cachghitrichdan.pdf (theo cách viết mà sách, báo, tạp chí đã tham khảo)
- Xắp xếp theo thứ tự A, B, C…
- Không ghi học vị, học hàm trong danh mục TLTK. Như Tiến sĩ, Giáo sư…mà chỉ ghi tên tác giả.
- Đối với tài liệu tham khảo trên các địa chỉ internet: phải ghi đầy đủ và chính xác toàn bộ đường dẫn, ngày truy cập.
Ví dụ cho danh mục tài liệu tham khảo (các tài liệu đã sử dụng làm ví dụ cho chương 3).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A - Sách , báo cáo
1.Habiban et al., 2002, Climate change and Biodiversity, IPCC Technical paper V, WMO/UNEP.
2. John et al., 1997, An introduction to simple climate models used in the IPCC second assessment report, IPCC Technical paper II, WMO/ UNEP
….
B- Tạp chí khoa học
1. John Rogan & Chen, 2004, Remote sensing technology for mapping for monitoring and land-use change, Progress in Planning 61 301-325..
Dạng báo cáo khác từ một viện nghiên cứu
2. Hansen, J.E., 1988, The greenhouse effects: impacts on current temperature and regional heat waves, Statement presented to U.S. Senate – Committee on energy and natural resources
1. Bài báo cáo, hoặc tin tức http://www.journalism.ryerson.ca/online/tor/trends/shussein.htm (truy cập ngày ….)
2. Tin tức http://journals.aol.com/docreardon/ltsAllPolitics/entries/853 (truy cập ngày ….)
|
Chương 4
NHỮNG QUI ĐỊNH KHÁC
4.1. Hình thức chung
- Khổ giấy: A4- Kiểu chữ : Times new Roman (Unicode) –cỡ chữ 13
- Giãn dòng: 1 hoặc 1.5 lines
- Khoảng cách khi xuống dòng qua đoạn văn mới : spacing before: 0.6
- Đánh số trang: ở dưới, bên phải. Số trang bắt đầu từ phần Mở đầu, kết thúc cho đến hết phần Tài liệu tham khảo.
- Cách lề: Lề trên: 3cm; lề dưới: 3cm; lề trái: 3.5cm; lề phải: 2cm
- Số trang: Từ 40 -> 80 trang (không kể phụ lục)
4.2. Bố cục về các phần của báo cáo có thể tham khảo như sau
- Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu: chiếm khoảng 5% tổng số trang- Tổng quan tài liệu: 25-30% tổng số trang
- Phương pháp nghiên cứu: 10-15% tổng số trang
- Kết quả nghiên cứu: 30-40% tổng số trang
- Thảo luận: 15-20% tổng số trang
- Kết luận: 5% tổng số trang
Để cho đơn giản, có thể sử dụng ngay bản hướng dẫn này như một mẫu định dạng về hình thức và nội dung theo đúng qui định. Chú ý khi sử dụng đánh số tự động sẽ bị nhảy khoảng cách xa quá không hợp lý, cần phải điều chỉnh lại, hoặc chỉ theo như bản hướng dẫn này.
KẾT LUẬN
Đây là phần nội dung cuối của báo cáo. Phải bắt đầu bằng một trang mới.Trong phần này, người thực hiện tóm lược và khẳng định lại những kết quả nghiên cứu và những phát hiện (nếu có) của đề tài để nhằm trả lời các câu hỏi đã đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu. Những gì đã đặt ra trong mục tiêu cần có câu trả lời cụ thể trong kết luận, dựa trên những bằng chứng khoa học đã thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu. Tuy vậy, tránh đưa hết các chi tiết trong phần kết quả vào phần này. Tác giả cũng cần tránh việc bàn luận, đưa thêm những suy diễn vào phần kết luận (những nội dung này đã có ở nội dung phân tích, thảo luận). Kết luận cần hết sức ngắn gọn, và thường trình bày gọn trong 1-2 trang. Cá biệt, nếu đề tài khá lớn, có thể dài hơn nhưng không nên quá 3 trang.
0 Nhận xét